Cam kết tín dụng là thủ tục quan trọng để doanh nghiệp có đủ điều kiện tham gia đấu thầu, dự thầu, tài trợ dự án hay xin cấp phép đầu tư.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn khá mông lung về các quy định cam kết cấp tín dụng hiện hành. Cam kết tín dụng thế nào là hợp lệ ? Tỷ lệ cam kết cấp tín dụng bao nhiêu ? Thời gian cam kết tối đa bao lâu? Đánh trượt nhà thầu vì cam kết tín dụng có điều kiện là đúng hay sai ?…
Tất cả những vấn đề trên sẽ được Dịch Vụ Tài Chính Thăng Long giải đáp cặn kẽ ngay sau đây, dựa trên kinh nghiệm hơn 10 năm chứng minh tài chính doanh nghiệp và sự cập nhật liên tục các quy định mới nhất của luật Đầu Tư 2022.
Hiểu về ý nghĩa của cam kết tín dụng
Cam kết tín dụng (Credit Commitment) còn có tên gọi khác là thư hứa, là văn bản cam kết của ngân hàng đồng ý thu xếp vốn, bảo lãnh tài chính cho doanh nghiệp khi tham gia dự thầu, thực hiện dự án, xin giấy phép đầu tư, thực hiện các phương án kinh doanh…
Các loại cam kết cấp tín dụng
- Cam kết tín dụng không điều kiện: Không thể hủy ngang, ngân hàng bắt buộc phải giải ngân nguồn vốn cho doanh nghiệp theo đúng cam kết mà không đi kèm bất cứ điều kiện nào.
- Cam kết tín dụng có điều kiện: Có thể hủy ngang, ngân hàng sẽ từ chối cấp tín dụng nếu doanh nghiệp không đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy chế, quy định cho vay tại thời điểm vay vốn của ngân hàng.
Cam kết cấp tín dụng thế nào là hợp lệ ?
Thời gian gần đây, một số nhà thầu bị đánh trượt vì cam kết tín dụng có điều kiện. Điển hình như gói thầu mua sắm thiết bị mầm non giai đoạn 2021 – 2025 do sở GD&ĐT Đồng Tháp là chủ đầu tư.
Kết quả 3 nhà thầu bị đánh trượt vì sử dụng cam kết tín dụng dự thầu có điều kiện. Nhà xét thầu cho rằng, loại thư cam kết này gây bất lợi cho chủ đầu tư, không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu vì còn bị ràng buộc điều kiện từ ngân hàng, chưa chắc có tiền.
Vậy sử dụng cam kết tín dụng có điều kiện trong đấu thầu có sai quy định hay không ? Trả lời vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trả lời như sau:
Trường hợp nhà thầu nộp bản cam kết tín dụng của tổ chức tín dụng hợp pháp tại Việt Nam, trong đó giá trị cam kết cấp tín dụng cho nhà thầu có hạn mức tối thiểu bằng giá trị yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì nhà thầu được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu, được đánh giá “đạt” ở nội dung này.
Cam kết tín dụng đấu thầu, tài trợ dự án của ngân hàng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và có sự ràng buộc và điều kiện giữa hai bên. Do vậy, trên thực tế các ngân hàng thường sẽ không cấp cam kết tín dụng vô điều kiện cho nhà thầu.
Như vậy, cam kết tín dụng có điều kiện đáp ứng đủ tiêu chí chứng minh nguồn lực tài chính của nhà thầu, phù hợp theo Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Mẫu thư cam kết cấp tín dụng có điều kiện
Quy định của pháp luật về cam kết cấp tín dụng
Cam kết tín dụng đầu tư, tài trợ dự án
Theo điều 33, luật đầu tư số 61/2020/QH14, nhà đầu tư có thể chứng minh năng lực tài chính bằng ít nhất một trong các tài liệu sau:
Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
Theo quy định trên, thư cam kết tín dụng chính là cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, là tài liệu được pháp luật cho phép dùng để chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
Cam kết tín dụng dự thầu, thực hiện gói thầu
Theo hướng dẫn tại Mẫu E-HSMT gói thầu xây lắp một giai đoạn hai túi hồ sơ ban hành cùng Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Nhà thầu phải chứng minh nguồn lực tài chính bằng các tài sản có khả năng thanh khoản cao, các khoản tín dụng hoặc các nguồn tài chính khác để đáp ứng yêu cầu về chứng minh năng lực tài chính thực hiện gói thầu, đáp ứng giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.
Trường hợp trong hồ sơ dự thầu (E-HSDT), nhà thầu nộp kèm bản cam kết cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, trong đó cam kết sẽ cung cấp tín dụng với hạn mức tối thiểu bằng giá trị yêu cầu của E-HSDT thì nhà thầu được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính và không phải kê khai thông tin theo quy định tại Mẫu số 14 và Mẫu số 15.
Hướng dẫn làm cam kết tín dụng trong đấu thầu
Hầu hết các ngân hàng thương mại hiện nay đều cung cấp dịch vụ làm cam kết tín dụng. Mỗi ngân hàng có quy định riêng nhưng nhìn chung thủ tục không quá phức tạp. Ngân hàng sẽ xét đến uy tín và khả năng thanh toán để cấp bảo lãnh dự thầu hoặc cam kết tài trợ tín dụng cho nhà thầu.
Ví dụ như ngân hàng SeABank sẽ chỉ phát hành thư cam kết cấp tín dụng nếu doanh nghiệp thỏa mãn một trong 2 điều kiện sau đây:
► Nhóm 1: Phải là khách hàng hiện hữu hoặc đã ký kết hợp đồng với SeABank.
► Nhóm 2: Doanh nghiệp không thuộc nhóm 1 sẽ cần đáp ứng điều kiện:
- Thời gian hoạt động kinh doanh tối thiểu 06 tháng
- Không có lỗ lũy kế và không có lỗ năm gần nhất;
- Hệ số nợ/tổng tài sản ≤ 0.7 (BCTC năm gần nhất).
Với những doanh nghiệp không đáp được các tiêu chí do ngân hàng đưa ra, Dịch Vụ Tài Chính Thăng Long bằng uy tín của mình sẽ giúp các doanh nghiệp xin được giấy cam kết cấp tín dụng tại 63 tỉnh thành mà không cần tài sản bảo đảm hay thủ tục phức tạp.
Mẫu cam kết tín dụng trong đấu thầu và thực hiện dự án
Cam kết cấp tín dụng của Dịch Vụ Tài Chính Thăng Long
Về bản chất, thư cam kết cấp tín dụng dự thầu, tài trợ dự án vẫn do ngân hàng phát hành, Dịch Vụ Tài Chính Thăng Long là đơn vị trung gian hỗ trợ cho doanh nghiệp nên hồ sơ cấp tín dụng hoàn toàn hợp pháp, đủ tiêu chuẩn tham gia dự thầu.
Thư cam kết cấp tín dụng được ngân hàng bảo mật và luôn được xác nhận khi chủ đầu tư gửi văn bản yêu cầu ngân hàng xác minh.
Thông tin chi tiết:
- Ngân hàng phát hành: BIDV, Vietinbank, VCB, Techcombank, ACB… tùy từng thời kỳ mà Dịch Vụ Tài Chính Thăng Long sẽ lựa chọn ngân hàng có mức phí dịch vụ thấp nhất cho khách hàng.
- Loại phát hành: Cam kết cấp tín dụng có điều kiện.
- Mức cam kết tín dụng trong đấu thầu: Không giới hạn nhưng thường không vượt quá 85% tổng nguồn vốn tham gia dự án.
- Hiệu lực cam kết tín dụng: Theo thời gian thực hiện Gói thầu/Dự án
- Đơn vị tiền tệ: VNĐ hoặc ngoại tệ khác.
- Phí dịch vụ: Theo biểu phí hiện hành của ngân hàng thực hiện.
Dịch vụ thực hiện tại ngân hàng và hoàn toàn hợp pháp
Thủ tục làm cam kết cấp tín dụng
Bước 1: Mở tài khoản doanh nghiệp
Hồ sơ mở tài khoản doanh nghiệp gồm có:
- Đơn đăng ký (theo mẫu ngân hàng)
- Giấy tờ tùy thân của người đại diện pháp luật doanh nghiệp (CMND/CCCD/Hộ chiếu)
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng
Bước 2: Gửi hồ sơ đề nghị cấp thư cam kết tín dụng.
- Giấy đề nghị cam kết cấp tín dụng (theo mẫu ngân hàng)
- Biên bản họp HĐTV, quyết định của HĐTV
- Hồ sơ dự án (thông báo mời thầu, hồ sơ mời thầu…) đóng dấu công ty.
Những câu hỏi thường gặp về cam kết tín dụng đấu thầu
- Nếu không nộp cam kết tín dụng dự thầu thì dựa vào đâu để xác định nguồn lực tài chính của nhà thầu?
- Cam kết tín dụng của nhà thầu không rõ ràng thì xử lý ra sao?
- Loại nhà thầu vì cam kết tín dụng có điều kiện của ngân hàng là đúng hay sai?
- Hồ sơ bị loại vì cam kết tài trợ tín dụng, nhà thầu có quyền khiếu nại không?
- Giá làm căn cứ cấp cam kết tín dụng là giá thực tế hay giá kế hoạch?
- Cam kết tín dụng trong đấu thầu đối với liên danh như thế nào?
- Cam kết tín dụng không đủ thời gian thực hiện hợp đồng, xử lý ra sao?
- Có được bổ sung cam kết tín dụng thực hiện gói thầu?
- Thời hạn của cam kết tín dụng là bao lâu?
- Thời gian có hiệu lực của cam kết cung cấp tín dụng?
- Cam kết tín dụng bao nhiều phần trăm?
- Cam kết cấp tín dụng là gì?
- Cam kết tín dụng là gì?
Download
- Mẫu cam kết cấp tín dụng của ngân hàng: Download
- Mẫu cam kết tín dụng trong đấu thầu: Download
- Thư cam kết cấp tín dụng: Download
Dịch Vụ Tài Chính Thăng Long
- Văn phòng: Số 40 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại: 096.829.8686
- Email: taichinh.thanglong@gmail.com
- Website: dichvu-taichinh.com